Cổng tự động dòng cổng đóng mở điện hoàn toàn tự động sử dụng Remote điều khiển giúp người dùng tiết kiệm thời gian trong việc đi lại. Được thiết kế thông minh, hiện đại, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, đáp ứng được nhu cầu tiện dụng trong thời đại công nghiệp. Với cổng trượt tự động, cổng tự động âm sàn, cổng tự động cánh tay đòn, cổng xếp tự động thì khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn cho mình dòng sản phẩm phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng.
Tại Bisco Việt Nam, các sản phẩm cổng tự động đảm bảo chất lượng tiên tiến hàng đầu Châu Âu với giá ưu đãi nhất, được nhập khẩu từ các nước hàng đầu trên thế giới về ngành công nghiệp tự động hóa.
Bisco Việt Nam – Đơn vị phân phối trực tiếp các dòng sản phẩm của Roger – Italia với chính sách bảo hành đổi mới lên tới 2 năm.
Cổng tự động là gì?
Đây là một hệ thống cửa cổng được lắp bổ sung thiết bị motor điện để điều khiển cổng đóng hoặc mở theo chiều quay của động cơ. Chỉ một thao tác nhấn nút trên remote, nút bấm gắn tường, điện thoại, cổng sẽ tự đóng/mở cổng theo ý của chủ nhà.
Đặc điểm cấu tạo của cổng tự động
- Bộ điều khiển: Đây là trung tâm điều khiển của hệ thống. Với thiết kế nhỏ gọn cùng các tính năng thông minh dùng để kiểm soát các thiết bị, đầu đọc vân tay, đầu đọc thẻ cảm ứng, nút nhấn không dây, radar, camera,…
- Motor: Có 2 loại là động cơ 24V và động cơ không chổi than 24V. Động cơ không chổi than hoạt động tốt hơn do có thể hoạt động liên tục trong thời gian dài mà không bị quá tải, quá nhiệt.
- Tai treo: Tai treo thường có thiết kế mỗi tai treo 2 bánh xe hoặc 1 bánh xe, cấu tạo hình lõm, hình tròn hoặc hình thang tùy vào thiết kế thanh ray.
- Dây curoa: Kết nối từ puly không tải và liên kết với 2 tai treo của cổng, dây có độ bền rất cao.
- Thanh ray: Làm giá đỡ cho thiết bị và cánh cửa, làm đường ray cho tai treo bánh xe, thường được làm bằng hợp kim nhôm.
Phân loại cổng tự động
Tại Việt Nam hiện nay, cửa cổng tự động phân loại theo đặc điểm với 3 loại motor phổ biến là motor âm sàn, motor tay đòn và motor trượt. Mỗi loại motor cổng sẽ phù hợp với những điều kiện địa hình, loại cổng và nhu cầu sử dụng tương đối khác nhau.
Cổng tự động âm sàn
Đây là loại motor được đặt âm dưới nền đất và được hàn gắn trực tiếp lên cánh cổng, qua đó tiếp nhận tín hiệu từ tủ điều khiển (Kit Edge) và thực hiện việc đóng mở tự động.
Motor cổng âm sàn mang lại cho bạn:
- Tính thẩm mỹ cao, do được đặt âm dưới nền đất và rất khó để nhận biết cánh cổng được trang bị hệ thống tự động.
- Khả năng chịu lực và sức tải lớn, có khả năng tải tốt các cánh cổng có trọng lượng lên đến hơn 1 tấn.
- Đặc biệt với những motor cao cấp (như Roger với công nghệ BrushLess), có thể hoạt động với tần suất 100% mà vẫn đảm bảo chất lượng của motor.
Tính phù hợp của motor cổng âm sàn:
- Thích hợp tốt với cổng 2 cánh, 4 cánh…
- Những cánh cổng có trọng lượng lớn như cổng nhôm đúc, cổng gỗ…
- Phù hợp với thời tiết và khí hậu Việt Nam.
- Giá thành dao động lớn: Motor của Trung Quốc, Malaysia có giá trên dưới 10 triệu đồng, motor của châu Âu có giá dao động từ 20 – 50 triệu đồng.
- Thời gian thi công là dưới 7 ngày, do phải gỡ cánh cổng xuống để thực hiện hàn chặt. Còn đối với những cánh cổng chưa dựng thì 2 – 3 ngày (phụ thuộc lớn vào thời gian lắp đặt cổng).
Cổng tự động tay đòn
Motor cổng tay đòn được gắn trực tiếp lên trụ chính của cánh cổng, giống như một chiếc bản lề dạng lớn. Motor có thể gắn được cả ở ngoài lẫn bên trong, cao hoặc thấp, trên hoặc dưới…
Lợi ích khi sử dụng motor cổng tay đòn:
- Thích hợp tốt với cổng tự động 2 cánh, cổng tự động 4 cánh hoặc thậm chí là 6 cánh (cần có ray dẫn hướng).
- Khỏe, có khả năng tải tốt những cánh cổng có trọng lượng lớn và có thể lắp cho mọi loại cánh cổng (cổng nhôm, cổng gỗ, cổng inox,…).
- Dễ dàng lắp đặt, thi công và hoàn thành ngay trong ngày.
- Trên thực tế, motor tay đòn có thời gian sử dụng bền bỉ hơn so với motor âm sàn, do ít phải chịu tác động đến từ thời tiết.
Cổng trượt tự động
Cổng trượt hay cổng lùa sử dụng loại motor cổng trượt lùa riêng và khác hẳn với hai loại motor trên. Cánh cổng lùa sẽ được hàn chặt 1 thanh răng, thanh răng này sẽ móc nối với motor cổng lùa, sau đó thực hiện việc đóng mở tự động. Motor cổng trượt có nhiều loại tải trọng khác nhau, tải trọng tối đa có thể lên đến gần 3 tấn. Vì vậy mà motor cổng trượt có thể phù hợp với hầu hết các cánh cổng lùa hiện nay.
Nhân viên đang lắp đặt cửa cổng tự động cho khách hàng
Ưu nhược điểm khi sử dụng cửa cổng tự động
Ưu điểm:
- Tối đa hóa không gian vì cửa cổng tự động mở sẽ trượt sang một bên chứ không phải xoay vào bên trong.
- Cổng trượt phù hợp với ngôi nhà có diện tích nhỏ.
- Tăng tính thẩm mỹ cho công trình nhờ thiết kế hiện đại, sang trọng.
- Không bị ảnh hưởng bởi gió, thời tiết như các loại cửa cánh khác.
- Di chuyển dễ dàng, phù hợp với tất cả mọi địa hình của công trình.
Nhược điểm:
- Cần không gian bên hông cho cổng trượt sang trái hoặc phải.
- Cửa trượt sẽ khó vệ sinh ở bên ngoài.
|